Home > Uncategorized > CHẶT HAY ĐẬP?

CHẶT HAY ĐẬP?

CHẶT HAY ĐẬP?

(Ý kiến của riêng Em).

            Ồ. Hai thuật ngữ này không giản đơn một tý nào! Ở đây chưa bàn về công cụ được làm từ tre, gỗ vì không có bằng chứng nào về chúng.

Như chúng ta đã biết, nghiên cứu công năng của các sưu tập công cụ đá thời tiền sử là một việc làm cực kỳ khó khăn. Nó đòi hỏi sự tinh tế trong quan sát khi khai quật cũng như những cách thu thâp thông tin từ cuộc sống hiện tồn.

Con người muốn tồn tại thì phải thích nghi với tự nhiên. Mặt khác, muốn sống tốt, sống khỏe thì họ phải “ĂN”. Vậy thì, họ ăn gì? Ăn như thế nào? Họ đã dùng các công cụ nào để có thể chế biến các món ăn từ động vật, nhuyễn thể???

Một lô câu hỏi chẳng phải dễ trả lời!

Vâng, tôi đang khai quật Dr. Ben tại di chỉ Kao Tok Chong, tỉnh Krabi, Thái Lan. Sau đây xin phép mạn bàn vài điểm mà thấy vui vui, hay hay!

CHẶT!

            Vậy, “Chặt” là gì?

Khi chúng ta đề cập tới thuật ngữ này, có nghĩa là chúng ta đã định tính về mặt công năng của công cụ. Các công cụ dùng để chặt thường có góc lưỡi tương đối nhỏ thì năng suất tạo ra mới cao…

Hiện nay, nghiên cứu các công cụ thời kỳ tiền sử mà đặc biệt với các công cụ ghè đẽo chúng ta thường gặp rất nhiều vấn đề khi nói về công năng của chúng. Các công cụ đó dùng để chặt hay đập. Tất nhiên, mức độ chuyên hóa của nhóm công cụ trong thời kỳ tiền sử sẽ không cao. Tuy nhiên, không vì thế mà họ không thể không quan tâm tới mức độ chuyên hóa công những công cụ có vai trò quan trọng đối với cuộc sống thường ngày của họ. Ví dụ, công cụ dùng để nạo, cắt thịt hay xương động vật chắc chắn sẽ có một cấu tạo rìa lưỡi tương đối đặc biệt để có thể thuận tiện cho quá trình “chế biến”. Còn, với các loại nhuyễn thể có kích thước nhỏ thì sao?

Trong sưu tập ốc mà tôi chỉnh lý hôm nay tại di chỉ này, tôi thấy rằng. Có một sự khác biệt đáng kể về kích thước và hiện trạng đuôi của mỗi cá thể. Có rất nhiều cá thể đuôi bi chặt bằng, thường để lại kích thước gần bằng với kích thước ban đầu. Ngược lại, có khoảng 20% trong tổng số các cá thể phần đuôi bị vỡ rất nhiều, đa số là chỉ còn lại ½ chiều dài ban đầu (còn lại 2 vòng xoáy). Như vậy, trong một sưu tập ốc đó, rõ ràng nó cũng thể hiện phần nào mức độ chuyên hóa của công cụ. Tức là, các cá thể ốc còn lại gần như hoàn toàn (quite complete), đuôi đã được chặt mất bằng một hệ công cụ có góc lưỡi rất nhỏ. Tuy nhiên, nếu các công cụ chỉ có góc lưỡi nhỏ thôi thì chưa đủ. Với cấu tạo hiện tại của toàn bộ những tiêu bản bị chặt đít như vậy, chúng ta có thể suy luận (inferences) rằng, kích thước của các công cụ đó cũng sẽ không lớn. Đây là một mối quan hệ mang tính chất tỷ lệ thuận. Hãy thử làm phép so sánh, nếu các công cụ kích thước lớn, góc lưỡi rất nhỏ…. đồng thời nặng tới vài kg đa số có tiệt diện ngang và dọc rất dày. Như vậy, khi đít của các cá thể ốc bị chặt thì chúng sẽ bị vỡ rất nhiều, có thể là bị dập hoàn toàn do bề mặt tiếp xúc là rất lớn. Điều đó cho thấy, các cá thể ốc ở đây đã bị chặt đít bằng một phương pháp mang tính hệ thống và ở một góc độ nào đó nó đã được chuyên hóa. Thế thì, ngoài những cá thể có cấu tạo về hiện trạng đít như vậy cũng còn những cá thể bị vỡ từ ½ tỷ lệ theo chiều dọc thì sao?

ĐẬP!

            Đập là gì?   

Đập là một thuật ngữ phản ánh những mức độ mang tính chất tự nhiên nhiều hơn là yếu tố nhân tạo.

Với khoảng hơn 20% cá thể bị chặt đít “vỡ nát” như vậy…. thì chắc chắn có thể suy đoán tới hai khả năng.

+ Thứ nhất: Việc chặt đít đã diễn ra nhưng có thể vị trí đặt “ốc” hơi khác nên phạm vi tiếp xúc lớn sẽ gây ra hiện tượng như vậy. Điều này có thể gọi là “nhầm kỹ thuật”.

+ Thứ hai: Đa số các sản phẩm như vậy đều được ghè bởi những hòn đập có diện tiếp xúc lớn, các chấn động liên quan sẽ tạo ra cấu tạo đuôi dạng đó.

Mặc dù vậy, cho dù các cá thể ốc đều được khai thác phục vụ sự tồn tại nhưng qua hiện trạng của từng cá thể, nó cũng phản ánh phần nào về sự đa dạng trong phương thức chế biến. Ngoài ra, để chặt được phần đít đi thì họ khôn thể cầm trên tay mà phải có hòn kên. Dẫu vậy, một điều rất lạ là, đa số di vật trong văn hóa Hòa Bình hay các di chỉ có chữa tầng nhuyễn thể lại hầu như không phát hiện được các hòn kê có lỗ vũm. Khó nhỉ!!!

Tuy nhiên, khả năng nhuyễn thể (đặc biệt là ốc) sẽ được đặt ở rìa mép của các hòn kê nên chúng ta chưa tìm thấy? Đợi tiếp phần sau!

Chặt và đập đôi khi cũng có thể hiểu gần như nhau về mức độ nào đó. Nhưng, việc phân biệt rành mạch hai khái niệm sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc nhận diện mức độ tiến bộ của một cộng đồng nhỏ hay sự cải tiến và chuyên hóa về mặt kỹ thuật!

Thanh Sơn.

Categories: Uncategorized
  1. No comments yet.
  1. No trackbacks yet.

Leave a comment